Các loại copyleft và quan hệ với các giấy phép khác Copyleft

Copyleft là một đặc tính để phân biệt của một số giấy phép phần mềm tự do. Nhiều giấy phép phần mềm tự do không phải là giấy phép copyleft vì chúng không yêu cầu người được cấp phép phân phối tác phẩm phái sinh dưới cùng một giấy phép. Hiện vẫn có những tranh cãi về loại giấy phép nào có độ tự do cao hơn. Tranh cãi này xoay các vấn đề phức tạp như định nghĩa quyền tự do và quyền tự do của ai là quan trọng hơn, hoặc có nên tối đa hóa quyền tự do của tất cả những người có khả năng nhận được tác phẩm trong tương lai hay không (quyền tự do từ việc tạo ra phần mềm thương mại). Các giấy phép phần mềm tự do không phải copyleft tối đa hóa quyền tự do của người nhận đầu tiên (quyền tự do để tạo ra phần mềm thương mại).

Cũng giống như hệ thống cấp phép chia sẻ tương tự của Creative Commons, Giấy phép Tài liệu Tự do của GNU cho phép tác giả đưa vào những hạn chế đối với một số tiết doạn nào đó của tác phẩm, đặt ngoại lệ cho một số phần trong tác phẩm sáng tạo của họ ra khỏi cơ chế copyleft. Trong trường hợp của GFDL, những hạn chế này bao gồm việc sử dụng những tiết đoạn bất biến, mà những soạn giả trong tương lai không được phép thay đổi. Dự tính ban đầu của GFDL là để làm một công cụ để hỗ trợ tài liệu hóa các phần mềm được copyleft. Tuy nhiên, kết quả là nó lại có thể dùng cho bất kỳ loại tài liệu nào.

Copyleft mạnh và copyleft yếu

Copyleft điều chỉnh một tác phẩm được xem là "mạnh hơn", với ý nghĩa là các điều khoản copyleft có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho tất cả các loại tác phẩm phái sinh. "Copyleft yếu" là để nói đến các giấy phép trong đó không phải tất cả các tác phẩm phái sinh đều thừa kế giấy phép copyleft; dù tác phẩm phái sinh có thừa kế hay không thì nó thông thường vẫn dựa vào kiểu mà nó đã phát sinh.

Các giấy phép "copyleft yếu" nói chung thường được sử dụng trong việc tạo ra các thư viện phần mềm, cho phép các phần mềm khác liên kết đến thư viện, và sau đó được tái phân phối mà không bắt buộc về mặt luật pháp là công trình đó phải được phân phối theo giấy phép copyleft của thư viện. Chỉ có những thay đổi thực hiện trên chính phần mềm được copyleft yếu mới là đối tượng được giấy phép điều chỉnh, chứ không phải những thay đổi trên phần mềm liên kết tới nó. Điều này cho phép các chương trình với bất kỳ giấy phép nào có thể được dịch và liên kết với các thư viện được cấp phép copyleft như glibc (bổ sung của dự án GNU cho thư viện chuẩn C), rồi sau đó tái phân phối mà không cần phải cấp phép khác đi.

Giấy phép phần mềm tự do nổi tiếng nhất sử dụng copyleft mạnh là Giấy phép Công cộng GNU. Các giấy phép phần mềm tự do sử dụng copyleft "yếu" bao gồm Giấy phép Công cộng GNU Hạn chếGiấy phép Công cộng Mozilla. Những ví dụ về giấy phép phần mềm tự do không copyleft gồm có giấy phép X11, giấy phép Apachecác giấy phép BSD.

Giấy phép Khoa học Thiết kế là một giấy phép mạnh có thể áp dụng cho bất kỳ tác phẩm nào không phải là phần mềm, tài liệu, hoặc nghệ thuật, như âm nhạc, nhiếp ảnh thể thao, và video. Nó được lưu trữ trong danh sách giấy phép của trang web của Quỹ hỗ trợ Phần mềm Tự do, nhưng người ta không xem nó tương thích với GPL của Quỹ hỗ trợ Phần mềm Tự do.

Copyleft đầy đủ và copyleft bán phần

Copyleft "đầy đủ" và "bán phần" liên quan đến một vấn đề khác: Copyleft đầy đủ tồn tại khi tất cả mọi phần của tác phẩm (ngoại trừ bản thân giấy phép) chỉ có thể được chỉnh sửa và phân phối theo các điều khoản của giấy phép copyleft của tác phẩm. Copyleft bán phần loại trừ một số phần của tác phẩm ra khỏi sự điều chỉnh của copyleft, hoặc bằng một cách nào đó không áp dụng mọi nguyên tắc copyleft cho tác phẩm. Ví dụ, có một số ngoại lệ liên kết GPL đối với vài gói phần mềm (xem ở dưới).

Chia sẻ tương tự

Chia sẻ tương tự đưa đòi hỏi rằng bất kỳ quyền tự do nào được gán cho tác phẩm gốc cũng phải được gán cùng điều khoản chính xác hoặc điều khoản tương thích trên tác phẩm phái sinh: nó cho thấy bất kỳ giấy phép copyleft nào cũng mặc nhiên là một giấy phép chia sẻ tương tự, nhưng không có chiều ngược lại, vì một số giấy phép chia sẻ tương tự có thêm những hạn chế khác, như cấm sử dụng với mục đích thương mại. Một số hoán vị của các giấy phép Creative Commons là ví dụ cho chia sẻ tương tự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Copyleft http://www.eyemagazine.com/opinion.php?id=117&oid=... http://www.linuxtoday.com/developer/2006082902126O... http://www.mehglobal.com/nix http://www.microsoft.com/presspass/exec/craig/05-0... http://seattletimes.nwsource.com/html/businesstech... http://www.onlamp.com/pub/a/onlamp/2005/06/30/esr_... http://www.oreilly.com/openbook/freedom http://www.oreilly.com/openbook/freedom/ch07.html http://www.oreillynet.com/pub/a/policy/2001/12/12/... http://psg.com/lists/namedroppers/namedroppers.200...